Có thể nói, máy mài sàn bê tông là một loại thiết bị mới lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, đây là một thiết bị quan trọng không thể thiếu trong bất cứ công trình xây dựng nào. Thiết bị này chuyên dụng tạo độ mịn, đánh bóng và làm sạch cho nền nhà bê tông. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
GIỚI THIỆU MÁY MÀI SÀN BÊ TÔNG
Máy mài sàn bê tông là thiết bị được dùng nhiều trong các công trình thi công lớn, với mục đích đánh bóng, tạo độ phẳng, nhẵn cho bê tông, khắc phục tình trạng lồi lõm trên bề mặt ở các công trình, nhà xưởng, khu công nghiệp… Với những sàn nhà vừa xây dựng xong, nhất là sàn bê tông chưa được bằng phẳng, việc sử dụng thiết bị mài sàn công nghiệp là giải pháp hiệu quả giúp tạo độ nhẵn, mịn, sáng bóng cho bề mặt. Máy mài sàn bê tông có chức năng rất đa dạng, có thể dùng máy để thực hiện các công việc như: Đánh nhám, làm mịn, đánh bóng sàn; sơn nền, khắc phục tình trạng bong tróc sơn sau một thời gian sử dụng; làm sạch bụi bẩn, nguyên liệu thừa…
CẤU TẠO MÁY MÀI SÀN BÊ TÔNG
Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng máy mài sàn bê tông khác nhau với những tính năng, đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản máy mài sàn bê tông hầu đều có những chi tiết, cấu tạo giống nhau. Tìm hiểu về cấu tạo của máy mài nền bê tông sẽ giúp người sử dụng hiểu rõ hơn tại sao thiết bị có thể thực hiện được nhiều chức năng như vậy.
1. Tay cầm điều khiển máy
Tay cầm điều khiển máy là bộ phận có thể tháo rời, đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ người dùng di chuyển thiết bị. Bộ phận này hỗ trợ người sử dụng vận hành dễ dàng hơn, linh hoạt tới các vị trí cần thiết. Do có khả năng tháo rời nên người sử dụng có thể vận chuyển và bảo quản dễ dàng, tiện lợi.
2. Động cơ điện
Có thể nói, động cơ là bộ phận quan trọng nhất trong bất cứ thiết bị điện nào. Động cơ giúp cung cấp năng lượng, tạo ra hoạt động của máy mài sàn bê tông. Nếu động cơ hỏng hoặc yếu, khả năng vận hành của máy sẽ không còn tốt, mượt mà. Công suất của động cơ điện trong máy mài nền bê tông từ khoảng 3kW trở bên.
3. Hộp đấu điện
Hộp đấu điện có chức năng kết nối nguồn điện với động cơ. Bộ phận này được thiết kế giấu kín để đảm bảo các khớp nối không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như nắng mưa, oxy hóa… Chính vì thế, đây là bộ phận ít hư hỏng nhất của mỗi máy mài sàn bê tông.
4. Bánh xe
Bánh xe được thiết kế, lắp đặt hỗ trợ người dùng di chuyển thiết bị từ khu vực này đến khu vực khác. Bánh xe của máy mài sàn thường được làm bằng chất liệu khung sắt, bọc bên ngoài bằng lớp cao su để đảm bảo trong quá trình sử dụng, bánh xe không làm xước sàn nhà.
5. Đĩa mài
Đĩa mài là bộ phận quan trọng nhất quyết định hiệu quả mài sàn, bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với sàn bê tông và được cấu tạo theo các hình dạng khác nhau. Gắn lên đĩa mài là các viên đá mài, mài xuống mặt sàn bê tông.
6. Van tiếp nước
Van tiếp nước đưa dòng nước từ bên ngoài vào bộ phận mài, giúp hạ nhiệt cho thiết bị. Ngoài ra, van tiếp nước còn có tác dụng ngăn bụi văng ra trong quá trình vận hành. Van tiếp nước thường được làm bằng chất liệu nhựa hoặc cao su chất lượng cao.
7. Khung bệ
Khung bệ là bộ phận nâng đợ toàn bộ máy, thường được làm từ sắt hoặc hợp kim từ sắt. Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị máy mài sàn hiện nay đều được trang bị khung bệ máy làm bằng inox. Chất liệu cứng cáp giúp đảm bảo khả năng vận hành bền bỉ, ít hư hỏng, giúp người dùng tiết kiệm tối đa chi phí.
SỬ DỤNG MÁY MÀI SÀN BÊ TÔNG ĐÚNG CÁCH
Sở hữu cấu tạo phức tạp nên việc vận hành thiết bị này không thực sự đơn giản. Do đó, để đảm bảo được hiệu quả và an toàn khi vận hành, người dùng cần nắm rõ cách sử dụng máy mài cầm tay đúng cách. Dưới đây là cách sử dụng máy mài sàn cầm tay chi tiết:
Bước 1: Sử dụng đồ bảo hộ lao động chuyên dụng
Đây là một trong những yêu cầu an toàn bắt buộc cho người dùng. Một bộ đồ bảo hộ chuyên dụng gồm: Đồ bảo hộ, kính, khẩu trang, găng tay,…. Bên cạnh đó, trước khi bắt đầu vận hành máy, người dùng cần kiểm tra đường truyền điện, nguồn và công tắc an toàn,…
Bước 2: Kiểm tra mặt sàn cần vệ sinh, làm sạch
Xác định chất liệu, tình trạng của sàn để đưa ra phương pháp vệ sinh để lựa chọn đĩa mài nền bê tông cho phù hợp. Đối với sàn bê tông cứng, không bằng phẳng cần sử dụng đĩa mài kim cương. Còn đối với sàn bê tông đã phẳng, chỉ cần đánh bóng mặt sàn. Ngoài ra, người dùng cũng cần căn cứ vào mục đích cũng như diện tích mặt sàn. Dựa trên khả năng tài chính, ngân sách để có thể lựa chọn model máy mài sàn bê tông có công suất và chức năng phù hợp.
Bước 3: Gắn đĩa mài
Gắn đìa mài phù hợp cho máy tùy vào nhu cầu cùng mục đích sử dụng, kết hợp đĩa mài phù hợp với công việc cần thực hiện.
Bước 4: Kiểm tra kết nối
Trước khi tiến hành sử dụng máy mài sàn hãy chắc chắn rằng các chi tiết máy, dây điện, công tắc vẫn hoạt động tốt. Đảm bảo sử dụng nguồn điện ổn định cho máy để tránh nguy cơ chập cháy trong khi thực hiện.
Bước 5: Điều chỉnh lượng nước phù hợp cho máy mài sàn
Khi mài sàn, lượng nước cấp cho máy có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc. Người dùng có thể điều chỉnh lượng nước xả xuống sàn bằng cần xả nước. Chú ý xả quá nhiều nước sẽ khiến máy sẽ phải hút lâu hơn. Tuy nhiên xả quá ít nước sẽ không đủ để máy làm việc.
Trên đây là một số thông tin cơ bản đặc điểu cấu tạo cũng như hướng dẫn sử dụng máy mài sàn bê tông. Hy vọng bài viết hữu ích với quý khách trong quá trình sử dụng sau này. Wapo là đơn vị chuyên phân phối, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ xử lý bề mặt sàn công nghiệp chất lượng cao. WAPO tự hào về tiêu chuẩn tay nghề cao được cung cấp bởi đội ngũ vận hành máy và giám sát có kinh nghiệm, được đào tạo và có động lực. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc.
==========================================================
* CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ WAPO*
Hotline: 0822999916
Địa chỉ: 375 Phúc Diễn – Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội
VPGD: 160 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Hà Nội
Fanpage: Cộng đồng sử dụng máy mài sàn
Email: congnhuanphat@gmail.com